Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

Tịnh độ thế giới đại đồng



Sự thù thắng của Đâu Suất Tịnh Độ

Phật dự báo trước việc Di Lặc hạ sanh thành phật vào đời vị lai, và khai diễn “ Long Hoa Tam Hội ”, nhân duyên thù thắng của việc quảng độ quần sanh, cho nên Phật Di Lặc là Phật vị lai. Thế nhưng trước khi Di Lặc hạ sanh vào đời vị lai, làm thế nào mới có thể tương lai sau này tham dự Long Hoa tam hội, đắc thụ sự độ hóa của Phật Di Lặc? điều kiện tiên quyết chính là nhất định cần phải vãng sanh “ Đâu Suất Đà Thiên ”, tức “ Di Lặc tịnh độ ”, là đất sở tại của Thiên Phật Viện.

1. “ Tiên Tài cải chú ” – vãng sanh Di Lặc Tịnh Độ
Những phật tử đắc đạo tại thế có thể liễu ngộ ( hiểu rõ ) tam bảo chân truyền, ứng duyên phổ hóa, lập kỷ đạt nhân, từ bi vi hoài ( dùng tâm thương xót trắc ẩn, khoan dung đối với người khác ), hành công lập đức, viên mãn bản thân mình và người khác, lúc quy không trải qua “ đắc đạo hậu tức thất ”, Tam Quan Đại Đế khảo chứng tam bảo, “ cửu cửu tử dương quan ” ứng chứng tâm tánh trong sạch, thì dựa vào công quả của người đó mà an vị “ Thiên Phật Viện ”.
Cửa ải cuối cùng của “ cửu cửu tử dương quan ” ( Tam quan cửu khẩu ) là “ cửu dương quan cửu dương điện ”, chuyên phụ trách “ Tiên Tài cải chú ”. Nguyên linh trải qua sự giáo dục khảo chứng của các cửa ải thì đã có đủ tư cách đi hướng về các động thiên tịnh độ. Trọng điểm của “ Tiên tài cải chú ” là ở hai chữ “ vãng sanh ”. Các linh tánh tại thế tu hành nhân duyên không giống nhau, nếu vẫn chưa thể triệt ngộ ( triệt ngộ : triệt để hiểu rõ ) “ vô tướng tịnh độ ” ( tự tánh tịnh độ ) mà chưa đạt đến cảnh giới minh tâm kiến tánh để trở về Lý Thiên, thì trải qua sự khảo chứng của “ cửu cửu tử dương quan ”, tùy cái tâm hướng đến của người ấy mà “ vãng sanh ” các động thiên tịnh độ.
 Như cái mà hiện nay pháp môn bạch dương đề xướng là Di Lặc tịnh độ. Lúc tu hành tại thế nếu người nào phù hợp những điều kiện thăng lên Đâu Suất Thiên ( Di Lặc bổn nguyện ) , sau khi quy không, trải qua sự khảo chứng của các cửa ải thì vãng sanh Thiện Phật Viện tịnh độ ( Di Lặc tịnh độ, Đâu Suất tịnh độ ).
Bình thường những đệ tử Bạch Dương nếu có thể chân tu thật luyện, tuy rằng dưới sự giáo dục chỉ đạo của pháp môn bạch dương mà những người đó vẫn chưa thể đốn ngộ tự tại, nhưng sau khi quy không, phù hợp bổn nguyện tiếp dẫn của Di Lặc từ tôn, sau khi trải qua sự khảo chứng của “ cửu cửu tử dương quan ” nhất định có thể vãng sanh Đâu Suất Đà Thiên, tiếp nhận sự tái giáo hóa của những bồ tát hữu duyên. Vào đời vị lai sẽ theo Di Lặc hạ sanh cõi Diêm Phù Đề, đích thân đến “ Long Hoa hội ” nghe pháp chứng đạo, đăng Lý Thiên gặp Vô Sanh Phật Mẫu.
2. Mục đích của việc thiết lập Thiên Phật Viện
Di Lặc từ tôn nhiếp dẫn chúng sanh đến “ Đâu Suất Đà Thiên ” chẳng phải là mục đích cuối cùng nhất, chỉ là tạm dùng cách này để khiến cho những chúng sanh chưa thể kiến tánh thành phật có một chỗ dựa chẳng thoái chuyển. Do vậy, phàm những người tu phước, trì giới, phù hợp vãng sanh cõi này được yêu cầu là chẳng nhàm chán sanh tử, chẳng cầu mong đoạn trừ các sự ràng buộc và nguyện theo Di Lặc hạ sanh cõi Diêm Phù Đề. Do vậy các đệ tử Bạch Dương không thể không biết đại nguyện của Di Lặc từ tôn là chú trọng ở việc “ sáng tạo kiến lập nhân gian tịnh độ và Long Hoa Tam Hội ”. Nếu những người nào chỉ cứ mãi kỳ vọng thăng lên Thiên Phật Viện mà chẳng nguyện xuống phàm trần nữa, tức chẳng phù hợp với điều kiện vãng sanh Thiên Phật Viện.
3. Tình hình thiết lập Thiên Phật Viện
Trong cõi Đâu Suất Thiên có thiết lập “ Bát Quái Công Quả Viện ”, phụ trách việc điều tra khảo sát, chứng minh những ghi chép công và tội kiếp trước của nguyên linh, sau đó thiết lập “ Tam cấp ”, “ Tam giai ”, “ Tam liên ”, “ đẳng ”, “ vị ”, “ quả ” của Bạch Dương Thiên Bàn gửi đến Thiên Phật Viện, hưởng phước Đâu Suất Thiên. Sự phân biệt là ở chỗ mức độ hành thập thiện, giữ quy giới, cũng tức là sự nhiều ít của công đức. Do vậy, phàm những người thông qua sự điều tra, khảo sát chứng minh mà đđệ trình lên Điện Vô Cực đều có thể thiên bảng ghi danh ( đồng chú thiên bàn ) tại Thiên Bàn Bạch Dương, đấy chính là ý của việc thiết lập Bạch Dương Thiên Bàn.
 a. “ Bát Quái Công Quả Viện ” – tức Di Lặc Ngoại Viện ( Ngoại viện của Đâu Suất Thiên ) lại chia ra :
1. “ Hữu Các bát quái công quả viện ”, chuyên phụ trách việc khảo định quả vị của những tu sĩ mà tuổi thọ chưa hết. Như người này tại thế, tuổi thọ tuy chưa hết mà có công đức, ơn trên chẳng làm mất quả vị của người ấy, quả định nơi đây. Đẳng cấp quả vị của bên trong Hữu Các Bát Quái Công Quả Viện  tùy theo công đức cao thấp của người ấy mà thăng giáng.
2. “ Tả Các bát quái công quả viện ”, quả vị của bên trong viện thì là những Nguyên-Nhân đắc đạo, sau khi tuổi thọ chấm dứt, trải qua sự khảo chứng chính xác chẳng sai của tam quan cửu khẩu mà sau đó đến đây dựa theo công để định quả vị. Lại như những vong linh siêu bạt, hoặc những vị thần minh có công được đề bạt cũng như vậy, phải sau khi khảo chứng tại bổn viện, dựa vào công đức mà định quả vị.
Còn trong phạm vi quyền hạn của Tả Các, có thiết lập những nơi tu luyện như Tu Luyện Đình, Tịnh Khí Đình, Lễ Nghi Đình, Tịnh Dưỡng Đình, Tu Thiền Uyển, Tụng Kinh Đường, Tuyên Giảng Đường …
Chỗ này vẫn thuộc Ngoại Viện của Thiên Phật Viện. Những nguyên linh nơi này là công đức vẫn chưa đủ chứng vào hàng Cửu Phẩm, họ ở đây tiêu diêu tự tại, từng bước tu luyện dưỡng tánh, cho đến khi trí tuệ dần mở, hoặc được công đức của con cháu ở dương thế gia bị cho thì có thể tiến vào Nội Viện, lắng nghe những lời chỉ dạy của các vị Bồ Tát.
b. Di Lặc Nội Viện diệu trang nghiêm Như Lai tịnh độ : những người tâm nguyện hạnh công đức chí cao, đắc chứng vào hành Cửu Phẩm thì ở “ Thiên Phật Viện Nội Viện ”, đích thân lắng nghe giáo hóa của Di Lặc Bồ Tát, Đâu Suất Đà Thiên là do phước báo tu thập thiện mới được phước đức thù thắng vi diệu như vậy.
Xưa kia, khi Di Lặc Từ Tôn thượng sanh Đâu Suất Thiên làm Nhất Sinh Bổ Xứ Bồ Tát với tư thế ngồi kiết-già như nhập Diệt định, thân màu vàng ròng, tỏa hào quang sáng rực rỡ như trăm ngàn mặt trời chiếu đến trời Đâu Suất Đà. Toàn thân Xá-lợi của Bồ-tát tĩnh lặng không dao động, như pho tượng vàng. Trong hào quang viên mãn ấy có chữ nghĩa Thủ Lăng Nghiêm tam muội và Bát-nhã ba-la-mật rạng rỡ sáng ngời.
Khi ấy các thiên nhân liền đến xây tháp bằng châu báu tốt đẹp để cúng dường xá-lợi Bồ-tát, rồi Bồ-tát bỗng hóa sanh nơi cung trời Đâu Suất Đà, trên điện ma-ni, trong đài 7 báu, ngồi kiết già trên hoa sen nơi tòa sư tử. Thân cao 16 do-tuần, sắc vàng như Diêm-phù-đàn, đầy đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp.
Nhục kế nơi búi tóc trên đảnh màu lưu ly xanh biếc. Trên mũ trời của Bồ-tát được trang trí bằng ngọc Thích-ca-tỳ-lăng-già và trăm ngàn vạn ức Chân-thúc-ca-bảo có trăm vạn ức màu. Trong mỗi một màu nơi mũ có vô lượng trăm ngàn Phật hóa hiện, có các Bồ-tát hóa hiện làm thị giả. Phương khác lại có các đại Bồ-tát làm 18 cách biến đổi, tùy ý tự tại ở trong mũ trời. Giữa chân mày của Bồ-tát Di-Lặc có ánh sáng tướng bạch hào phát ra các ánh sáng tạo thành trăm màu châu báu và 32 tướng. Trong mỗi mỗi tướng có 500 ức màu báu, trong mỗi mỗi tướng tốt cũng có 500 ức màu báu. Mỗi một tướng tốt tuyệt diệu đó phát ra 8 vạn 4 ngàn mây ánh sáng. Các thiên tử đều ngồi trên tòa hoa, ngày đêm 6 thời thường nói về sự thực hành pháp luân Bất thối chuyển địa. Trải qua một thời gian, Bồ-tát giáo hóa thành tựu 500 ức thiên tử, làm cho họ được Bất thối chuyển nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
 Như thế Di Lặc  Bồ Tát ở Đâu Suất Đà Thiên ngày đêm thường nói những pháp này, độ các vị Thiên Tử.
Đâu Suất Nội Viện là nơi ở của thân cuối cùng nhất của Bồ Tát. Tam Giới như nhà lửa, ngoại trừ Đâu Suất Thiên Nội Viện ra, còn lại đều là ở trong sinh tử luân hồi.
 4. Thiên Phật Viện thiết lập ở Đâu Suất Thiên. Đâu Suất Thiên vẫn ở cõi trời thứ 4 của Dục giới ( Tam giới tổng cộng 28 cõi thiên, Dục Giới 6 cõi thiên, Sắc giới phân làm Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ thiền tổng cộng 18 cõi thiên, Vô Sắc Giới 4 cõi thiên. )
Do vậy, Thiên Phật Viện là chỗ dựa để Di Lặc Từ Tôn tiếp dẫn các đệ tử Bạch Dương chuẩn bị vãng sanh.
Để bạt độ những nỗi bi khổ chúng sanh cõi nhân gian vào thời mạt pháp, tránh cho chúng sanh càng rơi càng sâu, do vậy mới dùng nguyện lực đại từ đại bi để phổ nhiếp những phật tử có duyên vãng sanh Đâu Suất Thiên để bảo vệ gìn giữ Phật căn bất thoái chuyển.
Đâu Suất Đà Thiên tuy rằng tốt đẹp. nhưng cuối cùng vẫn chưa phải là mảnh đất của phật đức viên mãn.
Di Lặc Từ Tôn mới dựa vào thân cuối cùng của Bồ Tát Đâu Suất Thiên – Nhất Sinh Bổ Xứ, thân Đẳng Giác nơi đây chủ trì Thiên Phật Viện, làm thiên chủ của Đâu Suất Đà Thiên, đến lúc nhân gian hóa thành cõi tịnh độ ( thực hiện hoàn thành thế giới đại đồng ), Di Lặc Tổ Sư sẽ dẫn dắt tất cả các Phật tử của Đâu Suất Đà Thiên giáng sanh cõi Diêm Phù Đề, và khai diễn Long Hoa Tam Hội. Lúc bấy giờ Phật Di Lặc ở vườn Hoa Lâm. Vườn này có diện tích 100 do-tuần, đại chúng đầy khắp vườn. Hội thuyết pháp lần đầu có 96 ức người đắc quả A-la-hán. Đại hội thuyết pháp lần hai có 94 ức người đắc quả A-la-hán. Hội thuyết pháp lần ba có 92 ức người đắc quả A-la-

                                                                              (Sưu tầm)